Cộng hòa Síp
Cộng hòa Síp

Cộng hòa Síp

Cộng hòa Síp– ở châu Âu (xanh nhạt & xám đậm)
– trong EU (xanh nhạt)Síp (tiếng Hy Lạp: Κύπρος, chuyển tự Kýpros IPA: [ˈcipros]; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kıbrıs IPA: [ˈkɯbɾɯs]), gọi chính thức là nước Cộng hoà Síp, là một đảo quốc tại phần phía đông của Địa Trung Hải, và là đảo có diện tích và dân số lớn thứ ba tại trong biển này. Síp nằm về phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây của SyriaLiban.Theo khảo cổ học thì con người có hoạt động đầu tiên trên đảo từ khoảng thiên niên kỷ 10 TCN và đảo có một số giếng nước vào hàng cổ nhất thế giới.[4] Người Hy Lạp Mycenae đến định cư tại đảo vào thiên niên kỷ 2 TCN. Do có vị trí chiến lược, sau đó đảo bị một vài thế lực lớn chiếm đóng, như các đế quốc của người Assyria, Ai CậpBa Tư, đến năm 333 TCN thì về tay Alexandros Đại đế. Các thế lực kế tiếp cai trị đảo là Ai Cập Ptolemaios, La MãĐông La Mã, các khalifah của người Ả Rập, vương triều Lusignan gốc Pháp và Cộng hòa Venezia, sau đó là ba thế kỷ Ottoman cai trị từ 1571 đến 1878 (về pháp lý thì đến 1914).[5]Síp nằm dưới quyền quản lý của Anh vào năm 1878 và chính thức bị Anh thôn tính vào năm 1914. Sau bạo lực dân tộc chủ nghĩa trong thập niên 1950, Síp được trao độc lập vào năm 1960.[6] Năm 1963, bạo lực giữa hai cộng đồng gốc Hy Lạp và gốc Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu[7] và kết thúc đại diện của cộng đồng gốc Thổ Nhĩ Kỳ trong chính phủ. Ngày 15 tháng 7 năm 1974, các phần tử dân tộc chủ nghĩa gốc Hy Lạp tiến hành đảo chính[8][9] trong nỗ lực nhằm hợp nhất đảo vào Hy Lạp. Động thái này dẫn tới Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Síp vào ngày 20 tháng 7,[10] chiếm được lãnh thổ nay là Bắc Síp. Ước tính có trên 150.000 người Síp gốc Hy Lạp[11][12] và 50.000 người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ phải chuyển chỗ ở.[13] Một nhà nước ly khai của người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập vào năm 1983, động thái này bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, và Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất công nhận nhà nước mới. Tranh chấp vẫn diễn ra cho đến nay.Cộng hoà Ireland có chuyển quyền pháp lý trên toàn bộ đảo, ngoại trừ các khu vực căn cứ chủ quyền Akrotiri và Dhekelia, chúng vẫn thuộc Anh theo các hiệp định về độc lập. Tuy nhiên, Cộng hoà Síp trên thực tế bị phân thành hai phần chính: Khu vực nằm dưới quyền quản lý hữu hiệu của Cộng hoà nằm về phía nam và phía tây chiếm 59% diện tích đảo; còn phía bắc đảo[14] do Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp quản lý chiếm 36% diện tích đảo. Gần 4% diện tích đảo thuộc vùng đệm Liên Hiệp Quốc. Cộng đồng quốc tế nhìn nhận phần phía bắc của đảo là lãnh thổ của Cộng hoà Síp bị lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng.Síp là một địa điểm du lịch lớn tại Địa Trung Hải.[15] Síp có nền kinh tế tiên tiến,[16] thu nhập cao và có chỉ số phát triển con người rất cao.[17][18] Cộng hoà Síp là một thành viên của Thịnh vượng chung từ năm 1961 và là một thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết song rời khỏi phong trào khi gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 2004.[19] Năm 2008, Cộng hoà Síp gia nhập khu vực đồng euro.

Cộng hòa Síp

Ngôn ngữ chính thức tiếng Hy Lạptiếng Thổ Nhĩ Kỳ
Múi giờ EET (UTC+2); mùa hè: EEST (UTC+3)
1 tháng 5 năm 2004 Gia nhập Liên minh châu Âu
1 tháng 10 năm 1960 Ngày Độc lập
Lái xe bên trái
GDP (PPP) (2016) Tổng số: 29,666 tỷ USD[1] (hạng 126)
Bình quân đầu người: 34.970 USD[1] (hạng 35)
16 tháng 8 năm 1960 Tuyên bố độc lập
Thủ đô Nicosia
35°08′N 33°28′E
35°08′B 33°28′Đ / 35,133°B 33,467°Đ / 35.133; 33.467
Diện tích 5.900 km² (hạng 160)
Đơn vị tiền tệ Euro (EUR)
Diện tích nước 9 %
Thành phố lớn nhất Nicosia
Mật độ 123,4 người/km² (hạng 82)
Chính phủ Cộng hòa tổng thống
Hệ số Gini (2015) 33,6[3] trung bình
HDI (2015) 0,856[2] rất cao (hạng 33)
GDP (danh nghĩa) (2016) Tổng số: 19,810 tỷ USD[1] (hạng 114)
Bình quân đầu người: 23.352 USD[1] (hạng 33)
Dân số ước lượng (2017) 864.200 người
Tên miền Internet .cy[b]
19 tháng 2 năm 1959 Hiệp định Luân Đôn-Zürich
Tổng thống Nicos Anastasiades

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng hòa Síp http://www.freemedia.at/cms/ipi/statements_detail.... http://english.peopledaily.com.cn/200607/21/eng200... http://annanplan.com/pafiledb.php?action=file&id=1... http://www.apropertyincyprus.com/cyprus/ http://www.atkearney.com/shared_res/pdf/2004G-inde... http://www.atkearney.com/shared_res/pdf/2005G-inde... http://www.atkearney.com/shared_res/pdf/Globalizat... http://edition.cnn.com/2004/TECH/science/04/08/cat... http://www.cypriotdiaspora.com/ http://www.cyprus-mail.com/news/main.php?id=24784&...